Những nét đặc trưng trong văn hóa Ai Cập

Khi nói về nền văn hóa của một đất nước chúng ta thường nghĩ đến nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực hay văn hóa giao tiếp, văn hóa công cộng của quốc gia đó, nhưng đối với văn hóa Ai Cập đất nước có nền văn hiến, văn minh châu thổ lâu đời bậc nhất thế giới thì sẽ tìm hiểu tập trung vào những nét nghệ thuật, kiến trúc của đất nước.

Nền văn hóa Ai Cập cổ đại

Nghệ thuật ướp xác

Thuật ướp xác của người Ai Cập cổ xuất hiện từ năm 2700 TCN và kéo dài đến thế kỷ thứ 5. Trong nền văn hóa Ai Cập người dân tin về sự sống vĩnh hằng ở thế giới của những thần linh sau khi chết, cho nên việc ướp xác củng là thể hiện đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.

Nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại
Nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại

Nguyên tắc ướp xác dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người đã chết sau đó lấy đi những bộ phận dễ bị phân hủy như nội tạng và bộ não. Bước kế tiếp theo xác ướp sẽ được để trong natron khô khoảng 70 ngày nhằm thanh trùng. Sau cùng sẽ nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng,rồi xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Những ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng của người chết khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.

Xác của người Ai Cập cổ đại
Xác của người Ai Cập cổ đại

Nghi thức chôn cất cũng rất thần bí vào ngày nay những nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm được nhiều thông tin thú vị bên các khu khai quật mới. Nghệ thuật ướp xác của Ai Cập cổ đại từ lâu đã được nhiều người trên thế giới biết đến.

Chữ viết của người Ai Cập cổ đại

Những nhà khảo cổ học đã tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong những di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen vào năm 1894. Những chữ tượng hình này có niên đại được cho là vào khoảng 3200 TCN.

Chữ viết tượng hình của người Ai Cập cổ đại
Chữ viết tượng hình của người Ai Cập cổ đại

Tuy nhiên vào gần đây những nhà khảo cổ học lại tìm thấy các ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết Ai Cập cổ. Những nhà Ai Cập học đã xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là cách viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Chữ tượng hình Ai Cập cổ từ thế kỷ thứ 4 đã không còn được sử dụng.

Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu tiến hành giải mã hệ thống chữ viết cổ này. Vào thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp có tên là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập.

Những công trình vĩ đại

Cách đây hơn 10.000 năm châu thổ sông Nin là nơi bắt đầu một nền văn minh sớm trên thế giới. Đi cùng với sự xuất hiện về nền văn minh đó là những công trình vĩ đại được xây dựng trên một khu vực tập trung dày đặc mang những giá trị văn hóa Ai Cập đặc biệt. Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới, đó là đại Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ. Nét đặc trưng của kiến trúc Ai Cập cổ là sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên họ đã sử dụng vật liệu chủ yếu trong xây dựng là gạch chưa nung, đá các loại.

Kim tự tháp Giza
Kim tự tháp Giza

Ngày nay rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo đó là những cơn giận giữ bất thường của sông Nile. Nhưng do có điều kiện khí hậu khô nóng của Ai Cập đã giúp bảo tồn được khá nhiều những công trình xây bằng gạch chưa nung. Ngày nay vẫn còn tồn tại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Những công trình bằng đá ở khu đất cao, không chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nin nhưng lại chịu tác động không nhỏ của những cơn bão cát.

Tượng nhân sư Sphinx khổng lồ
Tượng nhân sư Sphinx khổng lồ

Nét văn hóa tín ngưỡng Hồi Giáo

Người Ai Cập rất mến khách. Họ đều cót thể nói được tiếng Anh dù chỉ ở trình độ cũng chưa thật xuất sắc. Họ đều sử dụng email để trao đổi ảnh, thư. Tuy nghiên người Ai Cập vẫn giữ nét văn hóa Hồi giáo Ai Cập khá kén tiếng. Không khó trong việc hỏi đường hay bắt chuyện với người dân nơi đây, nhưng sẽ rất khó khi hỏi về tín ngưỡng, quan điểm của họ về hệ thống lãnh đạo đất nước. Những người phụ nữ với chiếc mạng che mặt luôn tỏ vẻ e dè khi tiếp xúc với người lạ.

Trang phục

Tại Ai Cập vẫn có những người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng đại đa số người Ai Cập đều theo đại Hồi giáo giống như những nước thuộc giới A-rập khác. Vì theo đạo Hồi giáo cho nên việc ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt phụ nữ, mặc dù ngày nay những quy định với phụ nữ đã thông thoáng và cởi mở hơn rất nhiều. Tuy nhiên trong nét văn hóa truyền thống của người Ai Cập người phụ nữ vẫn luôn ăn mặc khá kín đáo và giản dị.

Phụ nữ Mông Cổ vẫn luôn ăn mặc khá kín đáo và giản dị
Phụ nữ Mông Cổ vẫn luôn ăn mặc khá kín đáo và giản dị

Văn hóa giao tiếp của người Ai Cập cổ đại

Trong giao tiếp người Ai Cập thường gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng hoặc ngồi gần nhau để trao đổi, nói chuyện. Khi chào hỏi, cần lưu ý trong việc gọi tên của người đó. Tên của người Ai Cập được viết bằng tiếng A-rập, không sử dụng bản chữ latinh như tiếng Anh đều này gây khó khăn trong việc nhớ đầy. Đôi khi cách phát âm cũng làm chúng ta hiểu sai ý nghĩa về tên của họ. Cho nên, cần chắc chắn về tên riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ. Điểm cần lưu ý là phụ nữ và nam giới không bao giờ bắt tay.

Đất nước Ai Cập xinh đẹp vẫn còn rất nhiều điều thú vị chờ chúng đến khám phá, hãy đến và tiếp xúc trải nghiệm những phong tục tập quán, nếp sống của người dân bên bờ sông Nile huyền bí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *