Trãi qua hàng ngàn năm nền văn minh Ai Cập Cổ Đại luôn cuốn hút sự tò mò của nhân loại. Những bí ẩn về kim tự tháp vẫn chưa có lời giải và câu chuyện về lời nguyền của Pharaon Tutankhamun khiến ai củng phải kinh sợ khi nghe đến.
Kim tự tháp và lời nguyền của vị Pharaon Tutankhamun
Kim tự tháp biểu tượng cho nền văn minh cổ đại của Ai Cập
Các kim tự tháp, đặc biệt là đại kim tự tháp Giza đều được xây dựng vào thời gian Ai Cập nằm trong những nước có nền văn minh giàu và mạnh nhất trên thế giới. Các công trình kim tự tháp được đánh giá là cấu trúc nhân tạo tráng lệ nhất trong lịch sử phát triển của loài người.
Trãi qua hơn 4.000 năm, các kim tự tháp Ai Cập vẫn còn giữ được những nét uy nghi hùng vĩ vốn có, đem lại một cái nhìn đầy ấn tượng về một quá khứ hưng thịnh của Ai Cập cổ đại.
Pharaol là vua của Ai Cập cổ đại có vị trí cao quý bậc nhất. Trong văn hóa của Ai Cập Pharaol là những người do thần linh lựa chọn, làm cầu nối con người với các vị thần. Chính vì quan niệm này mà người dân Ai Cập xa xưa muốn giữ gìn sự uy nghiêm của nhà vua ngay cả sau khi họ đã qua đời.
Kim tự tháp là công trình vĩ đại của người Ai Cập cổ đại
Các kim tự tháp là lăng mộ của những vị Pharaon. Trong đó có chứa xác ướp của Pharaoh và những vật dụng được cho là cần thiết cho hành trình đến thế giới bên kia bao gồm vàng bạc thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Có thể nói, kim tự tháp là nơi mà các vị Pharaon tiếp tục cuộc sống của mình sau khi chết.
Ngày nay, người ta đã tìm ra 138 kim tự tháp ở Ai Cập. Tất cả đều được xây tại tả ngạn sông Nile, dòng sông dài nhất thế giới với hơn 6000 km. Trong số những kim tự tháp của Ai Cập, Kheops là công trình kỳ vĩ nhất với tổng chiều cao lên đến 146 m và chiều dài đáy là 227,7 m. Để xây dựng được công trình này, người ta đã sử dụng đến hơn 2,5 triệu m2 đá, với diện tích đáy lên đến 52.198,16 m2.
Lời nguyền của Pharaoh Tuttankhanum vị vua chết trẻ nhất Ai Cập cổ đại
Điều ấn tượng nhất nhưng cũng không kém phần đáng sợ nhất về những kim tự tháp là những xác ướp và lời nguyền của các pharaol. Nổi bật nhất là câu chuyện xảy ra tại lăng mộ của Pharaon Tutankhamun vị vua không mai chết trẻ nhất của Ai Cập cổ đại.
Pharaol Tutankhamun là vị vua trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông sinh vào khoảng năm 1341 trước Công nguyên tại vùng Ankhetalen (ngày nay là Tell el Amarna). Tutankhamun lúc đầu tên là Tutankhaten, có nghĩa là “Hiện thân của Aten”- vị thần nhận được tôn kính nhất vào cuối thời cai trị của vua Akhenaten (từ năm 1353 đến năm 1335 trước Công nguyên). Hai năm sau, ông đổi tên là Tutankhamun có ý nghĩa là “Hiện thân của Amun” người trị vì thành Heliopolis vùng thượng Ai Cập cổ đại.
Tutankhamun lên ngôi năm 1332 trước Công nguyên vào lúc vừa tròn 9 tuổi, là vị Pharaoh đời thứ 18 của Vương triều Ai Cập. Triều đại của ông được coi là thời kỳ hoàng kim rực rỡ nhất trong mọi triều đại nhưng đến năm 1323 trước Công nguyên, lúc vừa tròn 18 tuổi, Pharaon Tutankhamun đột ngột qua đời một cách đầy bí ẩn.
Nhiều năm sau, hầu như những ngôi mộ Hoàng gia Ai Cập đều đã bị đào bới và tất cả các hiện vật trong đó gần như đã bị trộm lấy hết, thì riêng lăng tẩm của Vua Tut lại vẫn không tìm thấy dấu tích. Điều này đã đặt ra câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm chú ý của giới khoa học.
Ngày 4/11/1929, nhóm khai quật của nhà khảo cổ học có tên là Howard Carter đã phát hiện ra ngôi mộ của Pharaon Tutankhamun. Họ đã thu nhận giữ được rất nhiều thứ, có hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình…vv
Đây là một sự kiện lớn gây chấn động thời bấy giờ, do khám phá này là một bước đột phá lớn trong lĩnh vực khảo cổ học nhưng cũng đem đến không ít nghi ngờ và sợ hãi về một lời nguyền của Pharaon.
Không lâu sau đó nhà tài trợ cho cuộc khai quật là Lord Carnarvon được phát hiện đã chết do một vết muỗi cắn lây bệnh truyền nhiễm. Người ta khám nghiệm thi thể của vua Tutankhamun và phát hiện, trên mặt vị pharaol này cũng có một vết muỗi cắn tương tự.
Hoàng tử Ai Cập Ali Kamel Fahmy Bey 23 tuổi, từng đến Luxor và đã chụp ảnh mộ Tutankhamun 2 lần. Sau đó ông bị người vợ Pháp Marie-Marguerite (mới cưới 6 tháng) bắn chết trước dãy phòng khách sạn Savoy ở Paris vào ngày 10/7/1923.
Aubrey Herbert là người anh trai cùng cha khác mẹ với Lord Carnavon vừa từ Luxor về đã chết vì nhiễm độc máu khi đi khám răng định kỳ.
Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace thuộc nhóm nghiên cứu cũng rơi vào trạng thái hôn mê sâu và chết không rõ nguyên nhân. Thậm chí, bạn của Lord Carnavon có tên là George Gould sau khi nhìn vào ngôi mộ đã lên cơn sốt cao rồi mất ngay ngày hôm sau. Không lâu sau đó bác sĩ của ông George cũng tử vong nhưng không tìm ra nguyên nhân.
Vào năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập có quốc tịch Anh, dẫn theo đoàn người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Chỉ vài ngày sau đó ông đã treo cổ tự tử. Chỉ trong 2 năm sau khi ngôi mộ được phát hiện khai quật, ít nhất đã có 22 người có liên quan đã chết không rõ nguyên nhân.
Đã có rất nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân cái chết của những nạn nhân là do một loài vi khuẩn sống lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ. Tuy nhiên, phần lớn những người khác lại tin vào cái gọi là “Lời nguyền Pharaon”, trong đó với lời cảnh báo rằng: “Bất cứ người nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như một con chim”.