Các bước

Trình tự thực hiện ​ ​ ​ ​

​Tên bước Mô tả bước
​1. ​​Nhận hồ sơ ​​ Nộp hồ sơ tại trụ sở Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (xem danh sách các Cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ hay nhận kết quả).
​2. ​​Cơ quan đại diện xem xét giải quyết. ​Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, cấp hộ chiếu cho đương sự trong thời hạn 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu thì đề nghị đương sự khai báo cụ thể các yếu tố nhân sự cùng với các thông tin liên quan và điện về Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam đã cấp hộ chiếu để xác minh. Cơ quan đại diện quyết định việc cấp lại hộ chiếu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của các cơ quan nói trên.
​3 ​​Trả kết quả ​Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện. Đối với trường hợp đề nghị cấp lại hộ chiếu, có thể nhận qua bưu điện; hoặc nếu muốn ủy quyền cho người khác nhận thay, thì người được ủy quyền khi đến nhận hộ chiếu phải xuất trình giấy tờ tùy thân, nộp giấy biên nhận hồ sơ và giấy ủy quyền.

Hồ sơ

Thành phần hồ sơ ​ ​ ​

​Thành phần hồ sơ
​1. Một (01) Tờ khai theo mẫu X02 dùng cho công dân Việt Nam ở nước ngoài đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông/giấy thông hành và hai (02) ảnh giống nhau, cỡ 4×6 cm, chụp trên phông nền màu trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, chụp không quá một năm, trong đó 01 ảnh dán vào Tờ khai và 01 ảnh đính kèm.
– Ghi rõ trong tờ khai nếu có nhu cầu nhận kết quả qua đường bưu điện.
– Trường hợp đề nghị tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu của cha hoặc của mẹ để cấp hộ chiếu riêng thì tờ khai do cha hoặc mẹ ký.
– Trường hợp cha hoặc mẹ đề nghị cấp lại hộ chiếu của mình thì nộp thêm 01 tờ khai (mẫu X02) vả 02 ảnh 4×6 của cha hoặc mẹ.
​2. Bản sao hoặc bản chụp (nếu là bản chụp thì cần xuất trình bản chính để kiếm tra, đối chiếu) của một trong những giấy tờ dùng làm căn cứ để cấp hộ chiếu sau đây:
– Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (loại có ảnh) theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch ban hành qua các thời kỳ;
– Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam hiện ở nước ngoài do Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cấp còn giá trị (mẫu X04);
– Giấy tờ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân còn giá trị, có ghi đầy đủ yếu tố nhân thân và ảnh. Yếu tố nhân thân của một người bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, quốc tịch của người đó.
Các giấy tờ trên nếu đã hết giá trị hoặc không có ảnh thì chỉ dùng tham khảo để làm căn cứ cấp hộ chiếu.
​3. – Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn thì nộp hộ chiếu đó;
– Trường hợp hộ chiếu bị mất thì nộp đơn trình báo mất hộ chiếu (có xác nhận của chính quyền nước sở tại);
– Trường hợp cha hoặc mẹ đề nghị cấp lại hộ chiếu của mình thì nộp hộ chiếu đó của cha hoặc mẹ.​
​4. ​Trường hợp đề nghị cấp lại hộ chiếu và có nhu cầu nhận kết quả qua bưu điện, thì nộp cước phí theo quy định của nước sở tại.
Số bộ hồ sơ Một (01) bộ.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai  ​ ​