Trải qua hàng ngàn năm thì những bí ẩn về Kim Tự Tháp Ai Cập vẫn là một dấu chấm hỏi lớn trong giới khoa học.
Trong chuỗi thành tựu về văn minh nổi tiếng của Ai Cập, có lẽ Kim Tự Tháp là công trình có nhiều bí ẩn lớn nhất. Thế giới ngày càng phát triển về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhưng những điều chưa biết về Kim Tự Tháp không thể giải mã hết được.
Người dân xây dựng Kim Tự Tháp để làm gì?
Người Ai Cập cổ đại có quan niệm về sự hồi sinh và sự bất tử của con người. Họ thường nghĩ rằng “trong cát bụi cuộc đời, chính là chúng ta đang ở trong cái chết, nên để đón cái sống, phải chuẩn bị thật chu đáo”. Người dân Ai Cập cổ đại rất chu đáo trong việc chuẩn bị cái chết cho tương lai, đặc biệt là xây dựng các Kim Tự Tháp để làm nơi an nghỉ cuối cùng. Lăng mộc của các Phraong chính là các Kim Tự Tháp được thiết kế bảo mật và kín đáo.
Cho đến ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra 138 kim tự tháp ở Ai Cập. Và tất cả lăng mộ của các Phraong đều được xây dựng ở tả ngạn sông Nile – con sông dài nhất thế giới. Một trong những kim tự tháp vĩ đại ở Ai Cập là Kheops chính là công trình kỳ vĩ nhất với chiều cao lên tới 146 m, chiều dài đáy là 227,7 m. Để xây dựng được công trình này, người ta phải sử dụng tới hơn 2,5 triệu m2 đá, với diện tích đáy lên tới 52.198,16 m2.
Điều gây ngạc nhiên hơn nữa cho các nhà nghiên cứu là dù công trình đồ sộ như vậy, vạch ghép giữa 2 khối đá khít không quá 5 mm, độ chênh lệch giữa các góc chỉ dao động trong vòng 8-15 cm. Những số liệu này cho thấy trí tuệ và sự chính xác gần như tuyệt đối của người Ai Cập cổ đại. Những kim tự tháp này đã được xây dựng cách ngày nay tới hơn 5.000 năm trước.
Những bí mật chưa có lời giải
Đến nay, dù hàng nghìn năm đã trôi qua, khoa học kỹ thuật có những tiến bộ vượt bậc, kim tự tháp vẫn còn là điều bí ẩn với nhân loại. Theo sách Sự kỳ diệu của kỹ thuật, nhà nghiên cứu Soghinia đã đặt ra câu hỏi: “Phải chăng ngay từ trước thời Pitago, người Ai Cập cổ đại đã biết quả đất hình cầu để đem vào ứng dụng trong việc xây dựng kim tự tháp?”.
Sách Lịch sử văn minh thế giới cho hay gần đây, người ta phát hiện thêm những điều kỳ lạ khác của kim tự tháp khi đem những đồng tiền hoen rỉ vào bên trong. Sau hơn một tháng, những đồng tiền đó lại sáng loáng trở lại. Họ cũng đem một cốc sữa tươi bỏ vào kim tự tháp, sau một tháng vẫn không thay đổi màu sắc, mùi vị. Hoa quả tươi đem vào đó để nửa tháng vẫn còn tươi, không hề bị mất nước hay khô héo.
Kỳ lạ nhất là những xác ướp trong kim tự tháp. Sách sử chép rằng cách đây hơn nửa thế kỷ, một huân tước người Anh và đoàn các nhà bác học chuyên về khảo cổ hoàng gia đã tìm thấy xác ướp của Pharaon Tutakhamon. Khi tiếp xúc xác ướp này, người ta nhận thấy trên gò má trái của nhà vua có vết đỏ như mụn. Sau lần tiếp xúc đó, ngay buổi chiều hôm sau, vị huân tước lên cơn sốt. Người ta tìm mọi cách cứu chữa, nhưng đúng 2 ngày sau, ông qua đời, trên gò má của ông cũng xuất hiện vết đỏ như nhà vua.
Sau huân tước, những thành viên trong đoàn khảo cổ trên cũng lần lượt mắc bệnh tương tự và qua đời. Trong cơn mê sảng, họ thường gọi tên Tutakhamon và nhiều người trong số đó cũng xuất hiện những vết đỏ tương tự. Nguyên nhân nào dẫn tới việc vị huân tước người Anh và đoàn khảo cổ học bỏ mạng? Phải chăng, một loại siêu vi trùng rất độc đã xâm nhập vào cơ thể họ? Vấn đề ở chỗ cùng đi với đoàn, tại sao viên đại diện toàn quyền người Anh, nữ hoàng Bỉ và vua Ai Cập cùng một số người khác cũng có mặt trong lúc mở nắp quan tài vua Tutakhamon lại không bị bệnh? Đến nay, đó vẫn là một bí ẩn lịch sử.